
Nâng Mũi Thường Và Nâng Mũi Cấu Trúc Khác Nhau Điểm Gì?
Nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc khác nhau điểm gì? Đó là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi đang có ý định nâng mũi. Chính sự kết hợp vô cùng linh hoạt của các loại sụn, nên nhiều người vẫn không biết 2 phương pháp này khác nhau điểm gì, cùng chuyên gia Thẩm mỹ Minhee tìm hiểu trong bài viết tin tức dưới đây.
Nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc là phương pháp như thế nào?
Nâng mũi thường là phương pháp gì?
Nâng mũi thường là trong quá trình thực hiện, bác sĩ chỉ sử dụng sụn nhân tạo để tạo độ cao cho toàn bộ sống mũi, tạo sự cân đối với khuôn mặt mà không can thiệp vào cấu trúc tự nhiên của mũi. Phương pháp này thích hợp cho những người có dáng mũi ban đầu ít khuyết điểm và không cần sự điều chỉnh nhiều trên cấu trúc mũi.
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là một quá trình có sự can thiệp phẫu thuật sâu vào cấu trúc mũi vô cùng phức tạp, từ việc điều chỉnh sống mũi đến đầu mũi nhằm khắc phục mọi khuyết điểm, thông qua việc kết hợp thông minh giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân. Trong quá trình này, sụn tự thân được dùng để bọc và tạo hình cho đầu mũi, đồng thời cũng giúp xây dựng trụ vách ngăn. Sụn nhân tạo được áp dụng để tạo độ cao của phần sống mũi theo tỷ lệ mong muốn.
So sánh sự khác nhau giữa nâng mũi cấu trúc và nâng mũi thường
Tiêu chí |
Nâng mũi thường |
Nâng mũi cấu trúc |
Sống mũi |
Sống mũi thẳng và cao, nhưng chỉ phù hợp dáng mũi ít khuyết điểm. Bởi vì trong phương pháp nâng mũi thường, không có sự can thiệp nào vào phần đầu của mũi. |
Sau quá trình phục hồi, trả lại dáng mũi tự nhiên, mềm mại và có độ lượn theo dáng S-line, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Kết quả cuối cùng là một dáng mũi đẹp, cân đối và chuẩn tỷ lệ với gương mặt. |
Đầu mũi |
Trong quá trình nâng mũi thường, chỉ có thay đổi chiều cao của sống mũi, không có can thiệp đến những vùng có liên quan đến đầu mũi. |
Kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo để tạo ra dáng mũi hài hòa. Sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn, sụn nách) để dựng trụ vách ngăn, bọc đầu mũi. Sụn silicon nâng cao sống mũi. |
Trụ mũi |
Không có sự can thiệp đến trụ mũi, vì phương pháp này chỉ thẩm mỹ phần sống mũi. |
Trụ mũi cao và vững chắc, tạo ra lỗ mũi hình hạt chanh, chuẩn theo phong thủy, nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa với khuôn mặt. |
Can thiệp |
Chỉ có điều chỉnh độ cao của phần sống cho phương pháp này. Các vấn đề khác như: Đầu mũi, cánh mũi, hoặc trụ vách ngăn đều không can thiệp. |
Can thiệp sâu vào mũi. Mục đích cải thiện hoàn toàn các khuyết điểm trên mũi, tạo ra dáng mũi đẹp, an toàn sau nâng. |
Độ bền |
Sụn mũi dễ bị lệch sống, do chỉ thực hiện việc nâng sống mũi. Đặc biệt khi sử dụng sụn nhân tạo, có thể gây ảnh hưởng đến da mũi, dẫn đến tình trạng mũi bóng đỏ, thủng đầu mũi hoặc gây kích ứng, thậm chí là đào thải vật liệu nâng mũi ra khỏi cơ thể. |
Sự kết hợp linh hoạt giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân tạo nên một sự liên kết vững chắc trên nền xương mũi. Điều này tạo ra một cấu trúc vững chắc, có khả năng chịu đựng được các lực tác động mà mũi có thể phải đối mặt. |
Thời gian |
Kết quả của quá trình nâng mũi có thể không được duy trì lâu dài và có thể cần phải thực hiện lại sau vài năm. Điều này bạn phải để dành khoản phí để thực hiện nâng mũi lần 2. |
Với sự chăm sóc kỹ lưỡng, dáng mũi sau quá trình nâng có thể được duy trì bền lâu, thậm chí là vĩnh viễn theo thời gian. |
Kết quả |
Mặc dù sau quá trình nâng mũi, sống mũi có thể cao hơn, nhưng các vấn đề khác như: Cánh mũi to bè, đầu mũi hếch hoặc ngắn vẫn tồn tại. |
Giải quyết triệt để mọi khuyết điểm của dáng mũi trước đây, tạo ra một dáng mũi đẹp toàn diện, cao thanh tú và thon gọn. |
Biến chứng |
Có khả năng phát sinh các biến chứng như: Việc đào thải vật liệu nhân tạo, da đầu mũi trở nên mỏng, mũi bị bóng đỏ, thậm chí có thể gây thủng đầu mũi. Ngoài ra, cũng có nguy cơ của các biến chứng như viêm nhiễm và hoại tử. |
Với kỹ thuật hiện đại và sự chăm sóc đúng cách, dáng mũi đẹp có thể duy trì suốt đời. Ít hoặc không gặp phải bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. |
Nên thực hiện nâng mũi cấu trúc hay nâng phương pháp thông thường?
Lựa chọn giữa nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi người. Để đưa ra quyết định chính xác nhất, tốt nhất là bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về nâng mũi, để có thông tin đầy đủ và chuẩn xác.
Nếu mũi của bạn có nhiều khuyết điểm cần cải thiện, việc nâng mũi cấu trúc có thể là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn đã có một dáng mũi tự nhiên đẹp, việc sử dụng phương pháp nâng mũi thông thường có thể làm tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của mũi, mà không cần phải thay đổi nhiều.
So sánh giữa nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc, cho thấy việc thực hiện nâng mũi cấu trúc đòi hỏi kỹ thuật thực hiện tỉ mỉ và chuẩn xác. Quy trình này phức tạp hơn và yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao. Hỗ trợ công nghệ tiên tiến cùng với cơ sở vật chất hiện đại và quy trình chăm sóc chi tiết là những yếu tố đặc biệt quan trọng.
Vì vậy, khách hàng nên lựa chọn nâng mũi cấu trúc để có những lợi ích sau:
- Quá trình này đảm bảo an toàn và ít gặp phải các biến chứng về sau.
- Mọi vấn đề về dáng mũi được giải quyết một cách toàn diện, trả lại một dáng mũi lý tưởng.
- Sau quá trình nâng mũi, dáng mũi được duy trì vẻ đẹp và bền lâu theo thời gian.
Thông qua bài viết chia sẻ kiến thức từ các chuyên gia về lĩnh vực nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc khác gì tại Thẩm mỹ Minhee với bác sĩ Ck1 Minh Nhật , chúng tôi mong bạn có thể tiếp thu và hiểu rõ hơn về các phương pháp nâng mũi.